Trong thời đại toàn cầu hóa, nghiên cứu các khu vực mới ngày càng trở nên cần thiết. Trường đại học Sophia, Nhật Bản, chúng tôi là một cơ sở chuyên nghiên cứu về khu vực Châu Á và khu vực Mỹ La- tinh, được đánh giá cao không chỉ ở Nhật Bản mà cả ở nước ngoài. Vào tháng 4 năm 1997, chúng tôi đã mở thêm chuyên ngành Nghiên cứu khu vực với đối tượng nghiên cứu là các khu vực Châu Á và khu vực Mỹ La- tinh tại Khoa Nghiên cứu ngoại ngữ bậc sau đại học.
Chuyên ngành Nghiên cứu khu vực được thành lập với đội ngũ nòng cốt là các giáo sư trực thuộc ba bộ môn của Khoa Nghiên cứu ngoại ngữ là phòng Nghiên cứu Văn hóa Châu Á, bộ môn tiếng Tây Ban Nha và bộ môn tiếng Bồ Đào Nha và dựa trên các kinh nghiệm tích lũy được từ các thành quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Văn hóa Châu Á, Viện Nghiên cứu Ibero-America, Trung tâm Nghiên cứu Bồ Đào Nha- Bờ-ra-xin thuộc trường Đại Học Sophia, Nhật Bản. Mục tiêu của chuyên ngành Nghiên cứu khu vực này là đào tạo chuyên gia có trình độ cao về khu vực, được trang bị kiến thức rộng rãi và chuyên sâu về lịch sử, xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, phát triển v.v... của khu vực Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông ) và khu vực Châu Mỹ La- tinh.
Người hoàn tất chương trình thạc sĩ (15 người/ năm) sẽ được cấp học vị “Thạc Sĩ (Nghiên cứu khu vực)”, và người hoàn tất chương trình tiến sĩ (5 người/ năm) sẽ được cấp học vị “Tiến Sĩ (Nghiên cứu khu vực)” .
Chuyên ngành Nghiên cứu khu vực vừa mới được ra đời. Vì là một lĩnh vực mới, khác với trọng tâm như từ trước tới nay, nên chuyên ngành Nghiên cứu khu vực phải giải quyết thêm nhiều vấn đề khác như: cố gắng xác định phương pháp luận, thông thạo ngôn ngữ bản địa để có thể hiểu rõ nội tình của các khu vực v.v... Chính vì vậy, đây là một ngành học có nhiều thử thách.
Từ tháng 4 năm 2006, chúng tôi đã tách Khoa Nghiên cứu ngoại ngữ trước đây để phát triển thành chuyên ngành Lý luận quan hệ quốc tế, chuyên ngành Nghiên cứu khu vực và chuyên ngành So sánh văn hóa, và sáng lập Khoa Toàn cầu học gồm ba chuyên ngành là chuyên ngành Lý luận quan hệ quốc tế, chuyên ngành Nghiên cứu khu vực và chuyên ngành Xã hội toàn cầu.